Xây dựng hệ thống thông gió nhà xưởng là việc cấp thiết mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng để đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, mát mẻ cho nhân công. Đồng thời, đảm bảo năng suất lao động và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Hệ thống thông gió nhà xưởng là gì?
Hệ thống thông gió cho nhà xưởng được các công ty lắp đặt để đảm bảo sự trong lành cho môi trường làm việc của nhân viên. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ nhân công, từ đó đảm bảo tiến độ và năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng giúp thanh lọc không khí, đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Thông gió nhà xưởng giúp điều hướng không khí bên trong xưởng, khiến luồng khí nóng chứa bụi bẩn được pha loãng và thay thế bằng không khí tươi mát từ bên ngoài vào bên trong nhà xưởng. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thông gió này để mang lại lợi ích về mặt sức khỏe với chi phí tiết kiệm. Vậy tại sao cần thông gió cho nhà xưởng?
Trong các nhà xưởng, nhiệt độ thường xuyên tăng cao và bụi bẩn trong không khí rất nhiều, khiến không khí bên trong nhà xưởng trở nên ngột ngạt và nóng bức, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm việc nghiêm trọng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều tổn thất về kinh tế và uy tín. Vì thế, việc thông gió nhà xưởng bằng cách lắp hệ thống thông gió nhà xưởng luôn là hạng mục xây dựng quan trọng không thể bỏ qua.
Công thức tính toán thiết kế lưu lượng thông gió nhà xưởng
Quá trình tính toán thiết kế lưu lượng thông gió cho nhà xưởng là một trong những công đoạn quan trọng, giúp đội ngũ kỹ sư lên bản thiết kế phù hợp và lựa chọn thiết bị mang lại hiệu quả cao cho việc thi công nhà xưởng.
Dựa vào thể tích của nhà xưởng mà công thức tính lưu lượng thông gió như sau:
Tg = X x T
Trong đó:
- X là số lần không khí trong xưởng cần thay thế (lần/giờ).
- T là thể tích nhà xưởng (m3).
- Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết trong nhà xưởng (m3/h).
Dựa vào số người trong nhà xưởng mà công thức tính lưu lượng thông gió như sau:
Tg = N x 20
Trong đó:
- N là số người lao động làm việc trong xưởng (N = Diện tích/0.7).
- Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3).
- 20 là quy định của Nhà nước trong việc thiết kế không gian sinh hoạt, làm việc. (mỗi người lao động cần 20m3 gió tươi trong một giờ).
Công thức tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng
Sau khi tính được lưu lượng gió cần cung cấp trong xưởng, doanh nghiệp tiến hành tính toán thiết kế hệ thống quạt, đường ống thông gió và số lượng tấm Cooling Pad sao cho phù hợp.
Cách tính số lượng quạt thông gió: M = Tg/Q
Trong đó:
- Tg là tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng (m3/h).
- Q là lưu lượng gió của quạt (m3/h).
- M là số lượng quạt thông gió cần dùng.
Công thức tính thiết kế đường ống thông gió cho nhà xưởng:
- Bước 1: Tính tiết diện của đoạn ống đầu tiên f = L/ω.
- Bước 2: Tính tốc độ gió của các đoạn ống trong hệ thống thông gió nhà xưởng:
p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑Δp12 = 0
Trong đó:
- ω1, ω2: Tốc độ gió của đoạn ống 1, 2.
- ∑Δp12: Tổng lượng điện đã sử dụng từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.
- Bước 3: Tiếp tục lặp lại tính toán ở bước 2 để xác định tốc độ và kích thước của các đoạn ống còn lại trong hệ thống thông gió cho nhà xưởng.
Công thức tính số lượng tấm Cooling Pad: S = V*X/9000.
Trong đó:
- V là thể tích nhà xưởng (m3).
- X là số lần thay đổi gió tươi.
- S là tổng diện tích tấm Cooling Pad (m2).
Một số phương pháp thông gió nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay
Thông gió nhà xưởng có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào diện tích và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Thông gió nhà xưởng tự nhiên
Thông gió tự nhiên nhà xưởng áp dụng nguyên lý lấy nguồn gió tươi ngoài trời bằng các thiết kế nhà xưởng như lắp nhiều cửa chính, cửa sổ, hệ mái che có khoảng hở thông gió giúp trao đổi nhiệt. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí nhưng không giúp nhà xưởng thông thoáng tuyệt đối theo quy chuẩn, không khí có thể bị ảnh hưởng do các nguồn không gian bao quanh như bụi bẩn, khí độc,…
Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió mái
Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió mái được lắp theo chiều hút hoặc thổi nhằm mục đích cấp gió vào không gian nhà xưởng, phương pháp này giúp kiểm soát được lưu lượng không khí cấp hoặc hút theo ý đồ thiết kế nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và nguyên lý thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng, tránh phát sinh chi phí điện năng, chi phí lắp đặt của các chi tiết quạt trên mái, ảnh hưởng đến thiết kế mái và độ bền của mái che nhà xưởng.
Thông gió nhà xưởng bằng quạt gắn tường
Thông gió nhà xưởng bằng quạt gắn tường thể hiện rõ ràng lợi ích của hệ thống thông gió qua tác động của lưu lượng không khí thay đổi chủ động dưới sự tác động của hệ thống quạt công nghiệp lưu lượng lớn lắp đặt trên tường hoặc vách đứng bên trong nhà xưởng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án quạt gắn tường là làm phát sinh chi phí điện năng rất cao vì hệ thống quạt phải đồng loạt làm việc liên tục.
Thông gió nhà xưởng bằng quạt gắn tường do Công ty Bách Việt thiết kế
Thông gió nhà xưởng bằng quạt công nghiệp di động
Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống quạt công nghiệp di động là thiết kế dùng các loại quạt công nghiệp có chân đế, có thể di chuyển được đến vị trí cần làm mát, phương án này giúp đội ngũ nhân lực cảm nhận trực quan tốt hơn do vị trí quạt đặt gần hơn, thay đổi tác dụng hút và thổi luồng không khí nhanh chóng. Tuy nhiên, phương án này lại chiếm không gian hoạt động của nhà xưởng, gây khó khăn khi làm việc và có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động.
Thông gió nhà xưởng bằng Cooling Pad
Sử dụng những tấm Cooling Pad giúp không khí đi qua trao đổi nhiệt độ với nước giúp làm mát và giữ lại bụi bẩn trong không khí. Cụ thể, phương pháp thông gió làm mát nhà xưởng này được thiết kế bằng hệ thống tấm trao đổi nhiệt kết hợp với dàn mưa tưới ướt tấm Cooling Pad có vách ngăn gợn sóng. Nhược điểm của phương pháp này là thiết kế lắp đặt phức tạp, chi phí phát sinh hơn so với các hệ thống khác.
Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa Chiller
Hệ thống điều hòa Chiller được áp dụng rộng rãi cho các thiết kế dân dụng, không gian nhỏ như văn phòng, phân xưởng cần mức nhiệt độ thấp, độ ẩm không cao. Ưu điểm nổi trội của phương pháp thông gió cho nhà xưởng này là chủ động thiết kế nhiệt độ theo ý muốn, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm dễ dàng, hệ thống lắp đặt mang tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm là chi phí cao nhất trong các phương pháp thiết kế và thi công nhà xưởng, hệ thống lắp đặt phức tạp cùng mức điện năng tiêu thụ lớn, đi kèm chi phí vận hành, sửa chữa, bảo trì cao.
Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió
Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió được thiết kế dựa trên nguyên lý cấp gió hoặc hút từ nguồn gió rồi phân chia đến tất cả điểm cần thông gió trong thiết kế. Phương pháp này giúp kiểm soát điểm đi và điểm đến của không khí. Hệ thống lắp đặt tương đối phức tạp nên chi phí cho hệ thống thông gió nhà xưởng này khá cao và chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa cũng tốn kém không ít.
Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống kênh dẫn gió
Đơn vị thi công nhà xưởng uy tín – Công ty Bách Việt
Những hệ thống phức tạp như thông gió nhà xưởng yêu cầu cao về mặt thiết kế và thi công từ đội ngũ kỹ sư chuyên môn đã qua đào tạo bài bản cùng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thi công công trình.
Công ty Bách Việt được biết đến là một trong những công ty chuyên về thiết kế, sản xuất, lắp dựng nhà xưởng, thi công và xây dựng các công trình công nghiệp từ nhỏ đến lớn, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất làm việc của người lao động,…
Với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính vững mạnh cùng đội ngũ kỹ sư tâm huyết, chuyên môn cao, các sản phẩm cũng như dịch vụ của Công ty Bách Việt đã và đang cung cấp luôn làm hài lòng khách hàng cũng như đối tác công ty. Liên hệ ngay cho Công ty Bách Việt để được tư vấn cũng như nhận báo giá về dịch vụ lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng sớm nhất!