Nhà xưởng công nghiệp là gì? Các loại nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp được các chủ đầu tư rất chú trọng trong khâu thi công nhằm đảm bảo an toàn trong xây dựng, tạo không gian làm việc thoải mái cho đội ngũ nhân công, mang lại năng suất và hiệu quả công việc cao cho các công ty sản xuất.

Nhà xưởng công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất, được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

Nhà xưởng công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất, được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

Nhà xưởng công nghiệp là gì?

Nhà xưởng dùng để làm địa điểm tập trung nhân lực, nguyên vật liệu, trang thiết bị,… phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển hàng hóa trong ngành công nghiệp. Nhà xưởng được thiết kế với diện tích, quy mô và sức chứa rất lớn, mỗi nhà xưởng thường chỉ phục vụ cho một quy trình sản xuất nhất định.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc thi công nhà xưởng công nghiệp đặc biệt được quan tâm hàng đầu bởi có chi phí thi công, lắp đặt rất lớn để phục vụ cho quy trình sản xuất, chế biến nhất định của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà xưởng có sức chứa lớn còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa trong khi chờ vận chuyển hoặc phân phối ra thị trường.

Các loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến hiện nay

Dựa vào đặc điểm sản xuất, vật liệu xây dựng, chức năng nhà xưởng và nhu cầu mà việc phân loại các mẫu nhà xưởng công nghiệp giúp tối ưu chi phí và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả.

Phân loại theo vật liệu xây dựng

Nhà xưởng thi công theo vật liệu xây dựng được chia làm 2 loại, đó là nhà xưởng bê tông cốt thép và nhà xưởng kèo thép.

Các loại nhà xưởng được xây bằng vật liệu composite (bê tông và cốt thép) giúp nâng cao khả năng chịu lực hơn các loại bê tông thông thường. Đây là loại nhà xưởng truyền thống được ứng dụng từ khá lâu, đặc điểm của loại nhà xưởng này cụ thể như sau:

  • Toàn bộ nhà xưởng như cột, móng,… đều được làm bằng bê tông, cốt thép.
  • Tường được xây bằng gạch có độ dày 10cm hoặc 20cm.
  • Mái của nhà xưởng dùng trong công nghiệp sử dụng loại tôn chuyên dụng cách nhiệt, chống ồn, chống nóng.

Nhà xưởng công nghiệp thi công bằng kèo thép còn được gọi là nhà xưởng tiền chế, được lắp dựng hoàn toàn bằng các kết cấu thép. Toàn bộ quá trình hình thành nhà xưởng công nghiệp thi công bằng kèo thép như sau:

  • Hoàn thành bản vẽ kỹ thuật của nhà xưởng.
  • Tiến hành sản xuất cấu kiện, dầm,… dựa theo bản vẽ.
  • Đưa các chi tiết sản xuất đến vị trí thi công nhà công nghiệp để lắp đặt.

Phân loại theo chức năng

Nhiều doanh nghiệp thường tận dụng không gian bên trong nhà xưởng để tạo thêm văn phòng làm việc, nên nhà xưởng được phân ra thành nhà xưởng chuyên sản xuất không có văn phòng và nhà xưởng sản xuất kết hợp văn phòng.

Việc phân loại nhà xưởng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư nhờ tận dụng diện tích nhà xưởng để làm văn phòng, giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt hơn, phù hợp với quy mô doanh nghiệp ít nhân sự, vừa và nhỏ.

Phân loại theo số tầng

Nhà xưởng công nghiệp có diện tích nhỏ nên nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức phân loại theo số tầng để tiết kiệm diện tích, chi phí,…

Nhà xưởng một tầng truyền thống được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để dễ dàng mở rộng sản xuất, thuận tiện cho việc thiết kế và thay đổi sao cho phù hợp với từng ngành nghề đặc thù như kho lạnh, thực phẩm,… Nhà xưởng cao tầng ngày nay được ưa chuộng bởi tối ưu hóa được quỹ đất, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Phân loại theo nhu cầu

Ngày nay, nhà xưởng công nghiệp có 2 dạng chính đó là xây sẵn để cho thuê và xây theo yêu cầu. Trong những năm qua, mô hình cho thuê nhà xưởng khá phổ biến, được các chủ đầu tư yêu thích bởi tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, một số ngành nghề đặc thù như thực phẩm, kho lạnh,… đòi hỏi doanh nghiệp phải xây theo yêu cầu để tối đa hóa công năng sử dụng, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

Lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp có quy mô và sức chứa rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, cần lưu ý một số vấn đề khi thi công xây dựng các loại nhà xưởng.

Công ty Bách Việt chuyên thi công các mẫu nhà xưởng công nghiệp với chi phí đầu tư hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc trong nhà xưởng

Công ty Bách Việt chuyên thi công các mẫu nhà xưởng công nghiệp với chi phí đầu tư hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc trong nhà xưởng

  • Tiếp nhận và bảo quản vật liệu, vật tư: Đây là yếu tố quyết định chất lượng của nhà xưởng. Chủ đầu tư hay ban quản lý dự án cần kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chủng loại, chất liệu,… để đảm bảo sự đồng bộ.
  • Sự vững chắc của nền móng: Nền móng cần được làm bằng bê tông cốt thép và gia cố thêm cho chắc chắn. Chủ đầu tư hay nhà thầu cần tính toán, ước lượng tải trọng của máy móc, thiết bị, số lượng nhân công,… làm việc cùng một lúc để xác định kết cấu bên trong và độ dày của nền móng.
  • Bu lông móng: Chi phí dành cho bu lông móng thường khá cao nên nhiều chủ đầu tư hay nhà thầu chọn cách bỏ qua, nhưng phần này có thể ảnh hưởng đến công đoạn sau của việc xây dựng, thi công.
  • Cột, kèo: Trước khi thi công cần được tính toán thật kỹ về số lượng và kích thước, tránh nhập vật tư thiếu hoặc thừa gây lãng phí, mất cân đối công trình.
  • Giằng: Có khả năng tăng liên kết giữa các bộ phận trong công trình, giúp ổn định nhà xưởng về sau. Lưu ý cần lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên sau đó mới đến xà gồ, kèo, cột, mái,…
  • Mái tôn: Các điểm nối gối lên nhau phải nằm trên một đường thẳng và vuông góc với xà gồ khi lợp tôn để công đoạn căn chỉnh về sau dễ dàng hơn, đảm bảo cho công trình thi công chuẩn kỹ thuật và đạt chất lượng cao.
  • Vách ngăn: Thường được xác định trong bản vẽ thiết kế để phân chia bộ phận, khu vực làm việc tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Quy trình thi công nhà xưởng của các công ty xây dựng trải qua 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu tiên: Tiếp nhận hồ sơ thi công nhà xưởng.
  • Tiếp nhận thông tin dự án.
  • Trao đổi dự án với chủ đầu tư.
  • Báo giá thi công.
  • Ký hợp đồng thi công.
  • Giai đoạn thứ 2: Tiến hành thi công nhà xưởng.
  • Tiếp nhận và bảo quản vật tư, vật liệu thi công nhà xưởng công nghiệp.
  • Thi công nền móng của nhà xưởng công nghiệp.
  • Thi công khung thép.
  • Thi công tường bao quanh, vỏ che công trình thi công nhà xưởng.
  • Thi công hạ tầng.
  • Thi công hệ thống kỹ thuật.
  • Hoàn thiện công trình.
  • Vệ sinh và đưa vào sử dụng.
  • Giai đoạn thứ 3: Nghiệm thu và bàn giao công trình thi công nhà xưởng.

Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp của các công ty xây dựng trải qua 3 giai đoạn

Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp của các công ty xây dựng trải qua 3 giai đoạn

Lựa chọn đơn vị thi công nhà xưởng công nghiệp

Công ty Bách Việt là đơn vị thi công nhà xưởng nhận được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, chủ đầu tư về hoạt động thi công nhà xưởng công nghiệp, có đội ngũ kỹ sư tâm huyết, chuyên môn cao nhằm cung cấp dịch vụ và luôn làm hài lòng khách hàng, đối tác của công ty.

Công ty Bách Việt được biết đến là một trong những công ty về thiết kế, sản xuất, lắp dựng nhà xưởng, thi công và xây dựng các công trình công nghiệp từ nhỏ đến lớn, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất làm việc của người lao động,…

Liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline để được tư vấn về dịch vụ thiết kế, xây dựng nhà xưởng công nghiệp chuẩn nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.