Hạng mục thi công ốp lát hoàn thiện là một trong những hạng mục quan trọng. Thi công đúng kỹ thuật tay nghề cao cùng với chất lượng nguyên vật liệu xây dựng tốt sẽ mang đến một công trình đẹp, hoàn hảo. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Công Nghiệp Bách Việt hân hạnh được làm nhà thầu chính cho dự án Khu chung cư nhà ở xã hội – KCN Hòa Khánh công trình thuộc khối nhà B2 tại địa điểm Đường số 4, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Thông tin công trình:
Dự án: Khu chung cư nhà ở xã hội – KCN Hoà Khánh
Công trình: Khối Chung Cư B2
Gói thầu: Thi công hoàn thiện ( ốp lát gạch, cửa…) từ tầng 11 đến tầng 15
Địa điểm: Tại khu Vệt Kẹp DT602 và KCN Hoà Khánh, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng
Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Địa Ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước
Nhà thầu: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Công Nghiệp Bách Việt
Hình ảnh 3D và hình thực tế – thi công
1. Quy trình Bách Việt thi công ốp cải tạo
Công tác chuẩn bị
Đục tẩy bê tông, vữa, dầu mỡ, đất rác…dọn sạch, rửa bằng nước sạch.
– Xác định cao độ, căng dây búng mực lên tường lấy cứ các mặt tường trong phòng hoặc giáp vòng xung quanh nhà cách đều (0.5 ÷ 1m) để đảm bảo các đường joint ngang tuyệt đối chính xác.
– Các đường mốc thẳng đứng cũng được đúng mực với khoảng cách 1m bằng dây dọi, để đảm bảo joint đứng giữa các hàng gạch, thẳng đều từ trên xuống dưới.
Trình tự thi công:
– Thứ tự ốp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngòai.
– Công tác ốp theo từng phòng, từng tầng từng khu vực, trong qúa trình ốp lát phải chú ý các đường ống, vị trí các thiết bị điện nước.
2. Công tác Bách Việt thi công lát cải tạo
Công tác chuẩn bị :
– Làm sạch bề mặt bê tông, đục tỉa các đốm bê tông lồi ra, dọn rác, quét bụi, xịt nước toàn bộ bề mặt.
– Kiểm tra xem khung cửa đã được gắn ở đúng cao độ chưa.
– Đối với sàn WC, rãnh nước, chuẩn bị đầy đủ các đồ đạc cố định.
– Trước 1-2 giờ, bão hòa gạch bằng nước. Vận chuyển xi-măng, cát, máy trộn….tới khu vực làm việc.
– Sàng cát, đo kích cỡ vật liệu, bê tông đã trộn bằng máy trộn.
Quy trình kỹ thuật :
– Thiết lập cao độ, thiết lập các đường vạch dấu trên các tường bao cho các điểm tham chiếu của cao độ lát.
– Kiểm tra độ vuông của phòng, đặt các viên đá lát cách nhau 2m, căng dây kiểm tra độ nghiêng (nếu có).
– Xoa phẳng lớp vữa.
– Căng dây ở giữa và vuông góc với 2 đường tham chiếu.
– Trát vữa xi-măng trên các mặt sau của gạch, đặt gạch vào vị trí, chỉnh sửa, dùng búa cầm tay gõ nhẹ lên gạch để nhấn xuống lớp vữa.
– Lát gạch từ phía trong ra ngoài cửa. Đối với những khu vực lớn, chia thành những khu vực nhỏ để làm.
– Sau khi gắn các bộ phận nối, lau sạch gạch bằng vải, 24 giờ sau khi lát gạch, chà joint.
– Rửa dụng cụ, dọn dẹp vữa dư thừa
Nguyên tắc cần tuân thủ khi thi công ốp lát
1. Lựa chọn gạch lát
Cần phải lựa chọn dòng gạch đảm bảo chất lượng, không bị cong vênh, nứt vỡ. Vệ sinh gạch để đảm bảo không có bụi bẩn hay tạp chất bám vào gạch, ảnh hưởng đến quá trình thi công
2. Đo tính khối lượng gạch cần để thi công
– Dùng thước băng để xác định có bao nhiêu loại gạch, vữa, vữa và tấm lót đệm cần dùng. Nếu bạn mua đúng với số lượng gạch thì nếu chẳng may trong quá trình thực hiện bị lỗi kết cấu, màu sắc giữa các lô sản xuất thì rủi ro phải mua thêm rất cao, tốn nhiều chi phí, công sức mà chưa chắc lô gạch đồng nhất.
– Việc tốt nhất là bạn nên khoán trọn gói cho đơn vị thi công để họ cấp và thi công tránh việc thừa thiếu tốn thời gian và công sức. Bạn chỉ cần tìm mẫu gạch và đưa cho bộ phận thi công họ sẽ đáp ứng cho bạn nhé
3. Bề mặt nền phải thật phẳng
– Đổ bê tông thấp hơn so với cốt khoảng 3 đến 4 cm rồi đầm nền cho thật phẳng, tránh tình trạng bị sụt lún. Bề mặt của bê tông cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tạo độ ẩm trước khi tiến hành trát vữa.
4. Kỹ thuật cán vữa
– Cán vữa theo tỉ lệ chuẩn để nó không bị quá nát cũng như không quá khô, làm phẳng bề mặt.
5. Căn chỉnh tỷ lệ gạch đồng đều
– Trong quá trình lát, bạn phải canh chỉnh viên gạch sao cho ngay hàng, đồng đều về khoảng cách. Lưu ý, không làm mẻ gạch sẽ làm giảm giá trị và chất lượng của nền gạch
6. Thời gian chà joint
Sau khi lát gạch xong bạn không nên chà joint ngay mà nên đợi khoảng 6-8 tiếng hoặc tốt nhất là để qua đêm, lúc này bạn chà joint bề mặt sẽ chắc chắn hơn.
7. Lưu ý khi chà joint
Việc chà joint nên thực hiện 2 lần.
– Lần thứ nhất, bạn pha bột chà joint theo công thức rồi dùng dụng cụ chuyên dụng chà vào ke mạch của viên gạch.
– Lần thứ hai, chà cách lần thứ nhất khoảng 1 tiếng, nhưng bạn pha bột đặc hơn 1 chút và cũng dùng dụng cụ chuyên dụng để chà nhé.
Ưu điểm của bột chà joint là có màu trắng hoặc kem trùng màu với viên gạch nên không lo làm mất tính thẩm mỹ của nền gạch.
8. Vệ sinh mặt sàn
Sau khi chà joint xong thì bạn bắt đầu vệ sinh, lau chùi bề để bề mặt gạch trở nên sạch sẽ và sáng bóng hơn. Lưu ý, bạn nên dùng nước sạch hoặc nước lau sàn chuyên dụng, không nên dùng loại nước tẩy mạnh sẽ làm hỏng bề mặt nền gạch của bạn nhé.
9. Không nên sử dụng ngay
Ngoài ra, gạch sau khi thực hiện xong bạn không nên đưa vào sử dụng ngay, mà cần phải bảo vệ cẩn thận cho nền và tường mới ốp lát gạch được khô hoàn toàn và ổn định. Tốt nhất, nếu dùng keo dán gạch thì bạn sử dụng sau 24 giờ, còn dùng vữa xi măng thì có thể dùng sau 3 giờ.
10. Vệ sinh sàn nhà theo định kỳ thường xuyên
Sau khi thi công và đi vào sử dụng, chúng ta muốn bề mặt sáng bóng thì nên thường xuyên vệ sinh lau chùi bằng nước tẩy rửa nhẹ và khăn mềm để bề mặt luôn được sáng bóng và sạch sẽ nhé
Thi công lắp đặt cửa nhựa lõi thép
Bề mặt của cửa nhựa lõi thép là có tính ổn định cao, không bị cong vênh, co ngót, lão hoá, qua thời gian dài sử dụng cửa nhựa vẫn giữ được độ khít kín, tính kỹ thuật và mỹ thuật như ban đầu.
Biện pháp thi công lắp đặt cửa nhựa lõi thép
Để đảm bảo cửa nhựa lõi thép bền bỉ, chắc chắn, hoạt động tốt và ít khi phải sửa chữa, bảo dưỡng thì cửa cần phải được thi công, lắp đặt đúng kỹ thuật.
Bước 1: Vận chuyển
Thông thường, kính đã được lắp sẵn vào khung nên khi vận chuyển cửa đến công trình thì cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Khiêng cửa ở tư thế thẳng đứng và tuyệt đối không được dùng tay đòn luồn vào khung, cánh để khiêng.
-
Khi xếp cửa cần phải chú ý không để các phụ kiện ( bản lề, ổ khóa,…) tì lên mặt kính.
-
Sử dụng vật liệu mềm (khăn, giẻ,..) để ngăn cách các cánh cửa với nhau.
-
Xếp cửa ở tư thế đứng và đảm bảo buộc chặt để cửa không bị dịch chuyển.
-
Trong quá trình di chuyển, tránh đi đường sóc có nhiều ổ gà vì có thể gây vỡ kính hoặc bong mối hàn
Bước 2: Tháo kính
Đối với những bộ cửa có kích thước lớn, cồng kềnh thì bạn nên tháo nẹp sập ra để đưa kính ra ngoài. Như thế sẽ giúp việc lắp đặt dễ dàng hơn, không lo vỡ hoặc xước kính và tránh được sự cố khi lắp đặt.
Chú ý : Sử dụng búa, đục gỗ vuông 10mm và tay bắt kính để tháo kính.
Cách thực hiện : Thực hiện trên thanh nẹp dài hơn trước.
-
Đưa đục gỗ vào phần tiếp giáp chính giữa nẹp kính và khung cửa.
-
Dùng búa đóng nhẹ theo hướng vuông góc với cửa cho đục ăn sâu xuống.
-
Đóng búa theo phương ngang để cho nẹp kính bật ra ngoài.
-
Dùng tay bắt kính để nhấc kính ra ngoài.
Bước 3: Đưa khung cửa lên ô chờ
Khi đưa khung cửa lên ô chờ cần chú ý:
-
Để khe hở giữa tường và khung cửa từ 5 -7mm cho keo bọt nở.
-
Khoan đúng kỹ thuật để tránh làm vỡ tường.
-
Kê đệm các cạnh.
-
Kiểm tra độ cân đối và thăng bằng của khung cửa.
Bước 4: Khoan lỗ để bắt vít
Sử dụng máy khoan bê tông với mũi khoan Ø10 để khoan lỗ bắt vít cố định khung cửa lên tường.
Lưu ý :
Khoan vuông góc với mặt cần khoan.
Bước 5: Cố định khung và tường
Sử dụng máy khoan bắt vít để bắt vít giúp cố định khung cửa lên tường.
Lưu ý :
Kiểm tra độ vuông góc, thẳng đứng để điều chỉnh cho cân đối và chính xác.
Thực hiện đúng kỹ thuật, tránh toét đầu vít.
Bước 6: Bơm keo bọt nở
Sử dụng súng bắn keo để bơm đầy keo bọt xung quanh khung cửa.
Lưu ý : phía cạnh dưới của khung phải để khe hở ít nhất 3mm.
-
-
Bước 7: Cắt keo bọt thừa và đi Silicon
Sau khi keo khô, tiến hành cắt phần keo thừa.
Sử dụng súng bắn keo để đi silicon.
Lưu ý : Bơm keo cho các nắp vít trên khung cửa.
Bước 8: Lắp kính
Lắp kính vào cánh cửa và cần lưu ý lắp nẹp kính ngắn trước, cạnh dài sau.
Bước 9: Bắt vấu chốt khóa